Festival nghề truyền thống Huế 2019
Festival nghề truyền thống Huế 2019: Nơi hồi sinh và phát triển nghề truyền thống |
Qua các kỳ Festival nghề truyền thống Huế, nghệ nhân và những người thợ thủ công có cơ hội phô diễn tài năng, tạo động lực để thiết kế và cho ra đời nhiều mẫu mã mới để sản phẩm làng nghề được quảng bá đến du khách. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 300 nghệ nhân, 63 cơ sở sản xuất và làng nghề từ trong và ngoài tỉnh đã đăng ký tham gia Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VIII năm 2019.
Cơ hội cho các làng nghề
Tham gia Festival nghề truyền thống Huế từ năm 2013, theo nghệ nhân Thân Văn Huy – làng hoa giấy Thanh Tiên, cái được lớn nhất mà ông cảm nhận là sự hồi sinh và phát triển của các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Từ chỗ chỉ tiêu thụ trong tỉnh và một số thành phố trong nước, từ năm 2013, thông qua các kỳ Festival, sản phẩm của làng hoa giấy Thanh Tiên đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tháng 7/2018, nghệ nhân Thân Văn Huy vinh dự được mời tham gia triển lãm và thao diễn nghề tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) và ký kết một số hợp đồng kinh tế sau các kỳ lễ hội.
Có thể nói, mặc dù đã được quan tâm bảo tồn từ trước đó, song chính Festival nghề truyền thống Huế 2015 là thời điểm Dệt Zèng (A Lưới) được giới thiệu rộng rãi hơn đến công chúng và du khách trong ngoài nước, để rồi từ đó chắp cánh cho Dệt Zèng bay xa, được vinh danh trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2 năm sau đó. Hiện nay, Dệt Zèng đã vươn xa ra trong nước và quốc tế khi dược nhà thiết kế Minh Hạnh giới thiệu ở Nhật Bản, Pháp.
Đối với HTX Mây tre đan Bao La, Festival nghề truyền thống Huế đã mở ra cho làng nghề truyền thống này cơ hội ký kết, đưa sản phẩm đến các thị trường lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam và xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản. Giám đốc HTX Mây tre đan Bao La, ông Võ Văn Dinh cho biết: “Năm nào có Festival thì chúng tôi huy động hàng trăm nhân công làm sản phẩm để trưng bày. Dù chỉ diễn ra vài ngày nhưng có hàng ngàn sản phẩm lớn nhỏ được tiêu thụ, với doanh số bán hàng đạt hàng trăm triệu đồng”.
Không chỉ thành công ở khâu tổ chức, quảng bá thương hiệu, Festival nghề truyền thống Huế là dịp để các nghệ nhân đem hết tài năng, trí tuệ và tinh hoa của nghề, tạo nên những sản phẩm độc đáo. Nhiều sản phẩm du lịch ra đời qua các kỳ lễ hội, trong đó Tịnh Tâm kim cổ và Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn là hai trong số nhiều sản phẩm văn hóa – du lịch đã ra đời và thu hút khách.
Hiệu ứng mà các kỳ Festival nghề truyền thống Huế mang lại không chỉ dừng lại ở việc gìn giữ, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống và tôn vinh nghệ nhân mà lớn hơn đó là đưa sản phẩm làng nghề Huế đến với bạn bè quốc tế. Sau Festival nghề truyền thống Huế lần thứ III, lần đầu tiên, sản phẩm dệt zèng A Lưới được giới thiệu tại Nhật Bản trên sân khấu thời trang. Diều Huế có mặt tại Festival diều ở Pháp và mới đây, 3 ngành nghề gồm điêu khắc gỗ, pháp lam và phục dựng trang phục áo dài của Huế đã tham gia triển lãm tại thành phố Cheongju (Hàn Quốc).
Bài viết cùng chuyên mục
Một chiều trên Phá Tam Giang – Đầm Chuồn
Một chiều trên Phá Tam Giang – Đầm Chuồn Huế vốn bình yên, ra phá Tam Giang tôi lại thấy bình yên hơn. Nếu như Huế cho bạn sự bình yên lẩn khuất giữa những cây xanh và đền đài.
Cho đi là Mãi Mãi vì Ta còn nợ Cuộc Đời !
Cho đi là Mãi Mãi ! Vì ta còn nợ Cuộc Đời. Đôi khi chúng ta ngồi suy tư và tự hỏi ! Cuộc đời sao lắm nỗi bất công ??? Đúng vậy, cuộc đời này vốn dĩ đã rất.
Bắc – Trung – Nam – Hội Ngộ – Lý Sơn Vẫy Gọi
Với tình yêu biển đảo, tôi nhiều lần từng đặt chân đến đảo Lý Sơn, mỗi lần đi là mỗi kỷ niệm đẹp với mảnh đất và con người nơi này. Nay, tôi có dịp quay lại Lý Sơn cùng.
Đặc sản biển Thuận An – Tp. Huế
Giới thiệu về biển Thuận An Huế Biển Thuân An được biết là một trong những bãi tắm đẹp nhất ở Huế, bởi bờ biển ở đây rất thoải và sóng cùng rất êm đềm. Sở hữu đường bờ biển.