Thành Trấn Hải – Tuyến đầu bảo vệ kinh đô triều Nguyễn
Thành Trấn Hải là hệ thống phòng canh giữ mặt biển của Cố đô Huế, nằm ở phía bắc cửa Thuận An(cũ), cách phía đông huyện Hương Trà (cũ) 30 dặm (tương đương 16,2 km).
Thời Gia Long (1812), thành Trấn Hải có tên là đài Trấn Hải, hình tròn chu vi đo được gần 29m, cao khoảng 4,5m, hào chung quanh rộng 4m, có một cửa và 99 ụ đất đặt súng.
Thời vua Minh Mạng được trùng tu lại nhiều lần, trên đài xây thêm lầu Quan Hải và đổi tên là thành Trấn Hải, tồn tại cho đến ngày nay. Cũng dưới thời Minh Mạng, phía bên phải thành này xây dựng hành cung (nhà nghỉ của vua) và trồng hàng vạn cây dừa để chế ngự bớt cái nắng gió của một vùng biển cát. Thời tự chủ, mùa hè, các vua Nguyễn cùng gia đình hay về đây nghỉ mát. Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức nhiều lần về đây xem thủy sư thao diễn và sáng tác nhiều thơ văn.
Với nhiệm vụ trấn giữ mặt biển cho Kinh đô Huế, thành Trấn Hải đã nhiều lần chiến đấu anh dũng trước sự tấn công của quân viễn chinh Pháp từ sau ngày vua Tự Đức băng hà 1883. Tuy không chặn đứng được âm mưu xâm lược nước ta của thực dân Pháp nhưng thành Trấn Hải vẫn là một chứng tích của lòng dũng cảm của quân binh nước ta trong buổi đầu chống Pháp và là nơi ghi dấu tội ác của quân xâm lược Pháp. Xem “Giấc mộng con”, lúc sinh thời, khi vào thăm Huế, nhà thơ Tản Đà đã không quên về thăm thành Trấn Hải và thắp một nén hương tưởng nhớ những người lính đã bỏ mình vì sự nghiệp bảo vệ kinh đô Huế. Tản Đà cho rằng Thành Trấn Hải là một điểm du lịch có nhiều ý nghĩa của Huế.
Di tích thành Trấn Hải hiện nay được sử dụng làm đồn biên phòng 220. Nhiều kiến trúc mới đã được xây dựng thêm ở trong vòng thành nhưng cổng chính, một số ụ súng và đài trung tâm vẫn được bảo vệ.
Năm 1997, thành Trấn Thành được công nhận là di tích lịch sử Quốc Gia (QĐ số 87/QĐ-BVHTT, ký ngày 12/5/1197). Sau trận lũ lịch sử hồi tháng 11/1999 và đặc biệt sau ngày tỉnh Thừa Thiên Huế đắp đập Hòa Duân, thành Trấn Hải có nguy cơ bị sóng biển xâm thực cuốn trôi hoặc con đường dẫn đến đập Hòa Duân xâm phạm.
Bài viết cùng chuyên mục
Một chiều trên Phá Tam Giang – Đầm Chuồn
Một chiều trên Phá Tam Giang – Đầm Chuồn Huế vốn bình yên, ra phá Tam Giang tôi lại thấy bình yên hơn. Nếu như Huế cho bạn sự bình yên lẩn khuất giữa những cây xanh và đền đài.
Cho đi là Mãi Mãi vì Ta còn nợ Cuộc Đời !
Cho đi là Mãi Mãi ! Vì ta còn nợ Cuộc Đời. Đôi khi chúng ta ngồi suy tư và tự hỏi ! Cuộc đời sao lắm nỗi bất công ??? Đúng vậy, cuộc đời này vốn dĩ đã rất.
Bắc – Trung – Nam – Hội Ngộ – Lý Sơn Vẫy Gọi
Với tình yêu biển đảo, tôi nhiều lần từng đặt chân đến đảo Lý Sơn, mỗi lần đi là mỗi kỷ niệm đẹp với mảnh đất và con người nơi này. Nay, tôi có dịp quay lại Lý Sơn cùng.
Đặc sản biển Thuận An – Tp. Huế
Giới thiệu về biển Thuận An Huế Biển Thuân An được biết là một trong những bãi tắm đẹp nhất ở Huế, bởi bờ biển ở đây rất thoải và sóng cùng rất êm đềm. Sở hữu đường bờ biển.